Ukraine công bố chiến dịch phản công, ông Putin nói chiến tranh là ‘bi kịch’
Giữa tháng 1.2025, không khí tuần lễ "hương vị tết Việt", "ngày hội công nhân - phiên chợ nghĩa tình" ở công viên bờ sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) rất rộn ràng dù các mặt hàng có phần đơn giản. Chương trình do Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp UBND thành phố Thủ Đức tổ chức. Tại đây, 9.500 đoàn viên, người lao động cùng mua sắm những mặt hàng gia dụng với phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng.Dù không có khoản thưởng tết như mong đợi, nhưng những công nhân vẫn mỉm cười khi nhận phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng tại phiên chợ. Trong ánh mắt họ, ẩn chứa niềm vui và sự trân trọng.
Phương pháp quản lý sẹo lồi sau phẫu thuật thẩm mỹ ngực
Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối đề xuất ban đầu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, thì vấn đề Kyiv duy trì tiếp cận internet vệ tinh Starlink đã được đưa ra thảo luận giữa các quan chức hai nước, theo Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin ngày 22.2. Hiện Starlink là nhà cung cấp kết nối internet quan trọng cho người dân và quân đội Ukraine. Vấn đề trên đã được nêu ra một lần nữa trong cuộc họp giữa Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg và Tổng thống Zelensky hôm 20.2. Nguồn tin của Reuters cho biết trong cuộc họp, Ukraine được thông báo rằng họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ ngừng cung cấp dịch vụ nếu không đạt được thỏa thuận về các khoáng sản quan trọng. "Ukraine họat động dựa trên Starlink. Họ coi đó là 'ngôi sao định hướng' của họ. Do đó, mất Starlink sẽ là một đòn giáng mạnh", theo nguồn tin.Tổng thống Zelensky hôm 19.2 bác bỏ yêu cầu của Mỹ về 500 tỉ USD tài nguyên khoáng sản từ Ukraine để trả nợ cho viện trợ thời chiến từ Washington. Ông nhấn mạnh, Mỹ chưa hề cung cấp số tiền lớn như vậy và thỏa thuận được đề xuất cũng không đưa ra bất kỳ đảm bảo an ninh cụ thể nào.Tuy nhiên, đến hôm 21.2, Tổng thống Zelensky cho biết các nhóm của Mỹ và Ukraine đang làm việc để đạt được một thỏa thuận, đồng thời nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump cho biết ông hy vọng thỏa thuận sẽ sớm được ký kết. Phía Mỹ, Ukraine và SpaceX chưa bình luận về các thông tin mới trên. Bà Melinda Haring, thành viên tại Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), đánh giá Starlink rất cần thiết cho hoạt động máy bay không người lái (UAV) của Ukraine, một trụ cột quan trọng trong chiến lược quân sự của nước này. Do vậy, việc mất Starlink sẽ là một bước ngoặt quyết định cục diện xung đột".Trước đó, tỉ phú Elon Musk - ông chủ SpaceX đã chuyển hàng nghìn thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine để thay thế các dịch vụ truyền thông bị phá hủy sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2.2022. Tỉ phú Elon đã từng hạn chế quyền truy cập vào dịch vụ internet vệ tinh ít nhất một lần với Ukraine vào mùa thu năm 2022 khi ông chỉ trích cách Kyiv xử lý cuộc xung đột.
Đại diện Việt Nam đứng thứ 2 trong bình chọn điểm đến thiên nhiên tốt nhất thế giới
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, trong ngày 3.2, có khoảng 83,5% người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Đối với các doanh nghiệp sử dụng lượng người lao động lớn (hàng chục ngàn) thì tỷ lệ này còn cao hơn. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết, trong ngày đầu đi làm, tỷ lệ người lao động đi làm trở lại đạt 88%.Công ty Chang Shin Việt Nam TNHH có khoảng 38.500 lao động, trong ngày đầu năm mới, toàn bộ người lao động đều được công ty lì xì số tiền 200.000 đồng/người, tổng số tiền ước tính gần 8 tỉ đồng.Tại Công ty TNHH Pousung Việt Nam (KCN Bàu Xéo, H.Trảng Bom, Đồng Nai), tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc sau tết đạt 91%. "Số còn lại đang trong thời gian nghỉ phép về quê và nghỉ thai sản", Chủ tịch công đoàn cơ sở Lê Nhật Trường nói.Còn tại Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam (P.Hóa An, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) tỷ lệ này đạt hơn 92%. Cả Công ty TNHH Pousung Việt Nam và Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam đều thuộc Tập đoàn Pou Chen, chuyên gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng, số lượng người lao động dao động từ 15.000 - 20.000.Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, dự kiến trong 2 ngày (4 - 5.2), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có số lượng người lao động lớn như Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina, Tập đoàn Phong Thái... sẽ mở cửa làm việc trở lại.
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Chưa thỏa mãn với Dybala, Mourinho tăng tốc chiến dịch mua sắm rầm rộ của AS Roma
Ngày 12.2, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Công Thuận (37 tuổi, trú tại TP.Huế) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.Cụ thể, trong quá trình giao hàng, Thuận thu tiền từ Công ty TNHH ASIA Hà Nam (trụ sở tại Hà Nam) và các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, TP.Huế, nhưng không nộp hết về công ty mà lấy một phần để chi tiêu cá nhân. Sau đó, Thuận đưa thông tin gian dối để được ứng hàng từ kho của các công ty và giao cho các đại lý để thu tiền và tiếp tục việc chiếm đoạt.Từ tháng 8.2021 đến tháng 11.2023, bằng thủ đoạn nói trên, Thuận chiếm đoạt hơn 4 tỉ đồng của Công ty TNHH ASIA Hà Nam và các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và TP.Huế.Vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Doanh nghiệp công bố thông tin tốt sẽ thu hút được nhà đầu tư
'Học lỏm' cách làm món bánh canh Nam Phổ gia truyền của cụ bà xứ Huế
Trong bối cảnh thị trường ô tô vẫn ảm đạm từ sau Tết Nguyên đán 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam vẫn chưa thể tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số. Ngoại trừ Toyota Hilux, các mẫu mã còn lại đều bán ít hơn so với tháng "chạy đà" doanh số cho năm 2025, dù vậy cục diện cạnh tranh vẫn không có nhiều thay đổi.Tương tự kịch bản đã diễn ra trong nhiều năm qua tại Việt Nam, dù doanh số bán hàng giảm hay tăng, Ford Ranger vẫn áp đảo các đối thủ còn lại. Cụ thể, doanh số bán Ford Ranger đạt 1.111 xe, giảm 4 xe so với tháng đầu năm nhưng kết quả này vẫn giúp Ranger dẫn đầu doanh số đồng thời chiếm gần 73% thị phần phân khúc xe bán tải tại Việt Nam trong tháng 2.2025.Ford Ranger cũng là cái tên duy nhất ở phân khúc xe bán tải góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam. Nếu không tính Nissan Navara, doanh số bán Ford Ranger đạt được gấp gần 2,7 lần tổng lượng tiêu thụ của các mẫu xe còn lại trong phân khúc này cộng lại. Điều này cho thấy, sức hút của mẫu xe bán tải mang thương hiệu Mỹ nhưng cũng phơi bày một thực tế, các đối thủ còn lại vẫn chưa đủ sức thách thức Ford Ranger.Ở phần còn lại, Toyota Hilux là cái tên duy nhất ở phân khúc này có được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số. Cụ thể, mẫu bán tải của Toyota tại Việt Nam đạt doanh số 179 xe, tăng 13 xe so với tháng trước đó. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đủ để Toyota Hilux giữ vị trí thứ 3. Bởi Mitsubishi Triton dù bán ít hơn tháng 1.2025 tới 30 xe nhưng vẫn đạt doanh số gần 220 xe bán ra trong tháng 2.2025 qua đó tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2. Isuzu D-Max xếp cuối bảng với 24 xe bán ra, giảm 33 xe. Kết quả này khiến Isuzu D-Max trở lại top 10 ô tô bán ít nhất tháng tại thị trường Việt Nam. Tương tự nhiều phân khúc khác, doanh số bán xe bán tải vẫn đang chững lại trong tháng bán hàng vốn được xem là "nốt trầm" của thị trường ô tô Việt Nam.Số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.530 xe, giảm 54 xe tương đương 3,5% so với tháng 1.2025. Dù vậy, so với cùng kỳ năm 2024, doanh số bán xe bán tải trong tháng 1.2025 lại tăng 569 xe tương đương 37,2%.Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cùng với tháng 2 được xem là một trong những thời điểm trầm lắng nhất trong năm của thị trường ô tô Việt Nam khiến không chỉ phân khúc xe bán tải mà ngay cả những dòng xe hút khách như SUV đô thị, sedan hạng B… cũng không giữ được nhịp tăng trưởng doanh số. Hiện tại, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn sự góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này, ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại thị trường Việt Nam đạt 3.114 xe, tăng 838 xe tương đương 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trăm năm cơm cá đời người…
Bất chấp còn nhiều khó khăn bủa vây và đối mặt với nhiều thay đổi, biến động… thị trường ô tô Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng doanh số trong năm 2024 sau bước sụt giảm đáng kể trong năm 2023. Trong đó, các thương hiệu có thế mạnh về sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tiếp tục chiếm ưu thế về lượng ô tô bán ra trên thị trường trong năm 2024 đầy biến động.Theo số liệu bán hàng được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố, trong năm 2024, doanh số bán ô tô các loại của các thành viên thuộc VAMA đạt tổng cộng 340.142 xe ô tô các loại, tăng 38.153 xe tương đương 12,6% so với năm 2023. Tương tự những năm trước, lượng ô tô mới bán ra thị trường Việt Nam chủ yếu tập trung ở phân khúc xe du lịch. Cụ thể, doanh số bán ô tô du lịch của các thành viên VAMA trong năm qua đạt 257.900 xe, tăng 12%; xe thương mại đạt 79.332 xe, tăng 15% so với năm 2023. Nếu tính cả doanh số bán ô tô điện của VinFast (đạt hơn 87.000 xe) và ô tô Hyundai do TC Motor lắp ráp, phân phối tại Việt Nam (đạt 67.168 xe), trong năm 2024 người Việt đã mua sắm khoảng 500.000 xe ô tô mới các loại. Con số này chưa bao gồm doanh số bán hàng của các thương hiệu ô tô nhập khẩu như Mercedes-Benz, Audi, Jaguar Land Rover, Volvo, Nissan, MG… cũng như gần chục thương hiệu ô tô Trung Quốc đã gia nhập thị trường Việt Nam.So với năm 2023, sức mua trên thị trường ô tô đã có sự hồi phục đáng kể. Kết quả này một phần đến từ chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ. Cụ thể, từ tháng 9 - 11.2024, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp sản xuất trong nước theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP đã góp phần kích cầu thị trường. Trong khi đó, ô tô thuần điện chạy bằng pin cũng được ưu đãi lệ phí trước bạ ở mức 0%. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến nỗ lực của các nhà sản xuất, phân phối trong việc liên tục tung ra thị trường những mẫu mã mới, đồng thời liên tục áp dụng chương trình ưu đãi, giảm giá xe để thu hút khách hàng.Sức mua trên thị trường ô tô hồi phục tạo động lực thúc đẩy doanh số bán hàng của nhiều hãng xe tăng trưởng trong năm 2024. Trong đó, với việc tiên phong trong cuộc đua điện khí hoá, ô tô VinFast đã được người Việt đón nhận ngày càng nồng nhiệt. Hãng xe điện Việt Nam đã bán ra thị trường hơn 87.000 ô tô điện trong năm 2024, qua đó vươn lên dẫn đầu thị trường đồng thời lần đầu tiên vượt mặt các thương hiệu từng bán chạy hàng đầu Việt Nam như Toyota, Hyundai, Kia… Kết quả VinFast đạt được trong năm 2024 ngoài việc đến từ các lô xe bán cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, taxi công nghệ… cũng có đóng góp khá lớn từ nhóm khách hàng cá nhân, mua xe gia đình. Trong đó, VinFast VF 5 là mẫu ô tô điện hút khách nhất với doanh số đạt hơn 32.000 xe. Mẫu xe cỡ nhỏ VinFast VF 3 dù mới gia nhập thị trường cũng tạo nên kỳ tích đáng ghi nhận với khoảng 25.000 xe đến tay khách hàng Việt Nam trong năm 2024.Hyundai xếp thứ hai với 67.168 xe bán ra trong năm 2024, giảm nhẹ xe so kết quả đạt được năm 2023. Hãng xe Hàn đã nỗ lực điều chỉnh giá bán, làm mới mẫu mã với Accent, Santa Fe thế hệ mới... Trong đó, Hyundai Accent vẫn là mẫu xe hút khách nhất của hãng xe Hàn với doanh số bán đạt 13.538 xe. Toyota rơi xuống vị trí thứ 3 dù đã bán được 66.576 xe, tăng hơn 9.000 xe so với năm 2023. Hãng xe Nhật Bản sở hữu danh mục sản phẩm khá đa dạng và bổ sung phiên bản hybrid cho nhiều mẫu mã. Tuy nhiên, đóng góp đáng kể vào doanh số bán của Toyota năm 2024 vẫn đến từ những cái tên quen thuộc như Vios, Yariss Cross, Corolla Cross hay Veloz Cross.Các vị trí tiếp theo thuộc về Ford với hơn 42.000 xe bán ra đã phá kỷ lục của chính thương hiệu ô tô Mỹ kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam. Mitsubishi cũng có bước tiến đáng khích lệ với hơn 41.000 xe bán ra, phần lớn trong số này đến từ bộ đôi Xpander và Xforce. Kia và Mazda do THACO AUTO lắp ráp, phân phối đều bán hơn 32.000 xe tại Việt Nam trong năm 2024. Doanh số toàn ngành gia tăng, xu hướng mua sắm ô tô của người Việt cũng có sự thay đổi so với năm 2023 khi lượng tiêu thụ xe sedan đang giảm, thay vào đó người Việt chuyển sang mua sắm các dòng xe SUV đô thị, SUV 7 chỗ, MPV nhiều hơn cũng như ngày càng chuộng ô tô điện và xe hybrid hơn.
west ham
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư